Kinh tế Bắc_Trung_Bộ_(Việt_Nam)

Công nghiệp

Bắc Trung Bộ có nhiều khoáng sản quý, đặc biệt là đá vôi nên có điều kiện phát triển ngành khai thác khoáng và sản xuất vật liệu xây dưng. Đây là ngành quan trọng nhất của vùng

Ngoài ra vùng còn có các ngành khác như chế biến gỗ, cơ khí, dệt may, chế biến thực phẩm phân bố không đồng đều. Các trung tâm có nhiều ngành công nghiệp: Thanh Hóa, Vinh, Huế với quy mô vừa và nhỏ

Cơ sở hạ tầng, công nghệ,thiết bị, nhiên liệu cũng đang được cải thiện. Cung ứng được nhiên liệu, năng lượng.Hiện nay Thanh Hóa là tỉnh có Giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất vùng.

Nông nghiệp

Vùng đồi trước núi:

  • Có nhiều thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc: số lượng trâu có (750 nghìn con chiếm 1/4 cả nước). Đàn bò (1,1 triệu con chiếm 1/5 đàn bò cả nước)
  • Vùng này còn thuận lợi cho việc trồng các cây công nghiệp lâu năm, đã hình thành các khu chuyên canh cây công nghiệp như: mía (Thanh Hóa), chè (Nghệ An), cao su (Quảng Bình), hồ tiêu (Quảng Bình)....thái bình.

Vùng đồng bằng hẹp ven biển:

  • Trừ đồng bằng Thanh Hóa có diện tích sản xuất và sản lượng lương thực lớn nhất miền Bắc, miền Trung và miền Đông Nam Bộ, thổ nhưỡng của các tỉnh còn lại chủ yếu là đất feralit và đất pha cát, không phù hợp trồng cây lúa mà thích hợp với các cây công nghiệp hàng năm: thuốc lá, lạc....
  • Đã hình thành được các vùng chuyên canh cây công nghiệp và thâm canh lúa.
  • Lương thực đầu người còn thấp: 348 kg/ người

Dịch vụ

Bắc Trung Bộ có rất nhiều cửa khẩu biên giới giữa Việt - Lào: Nậm Cắn, Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo. Có bờ biển dài tạo điều kiện cho các tàu buôn hàng hóa nước ngoài xuất nhập khẩu và các tàu chở khách du lịch nước ngoài vào nước ta. Du lịch đang trên đà phát triển. Số lượng khách du lịch đang tăng lên mỗi ngày. Việc phát triển ngành dịch vụ đang được phát triển, đặc biệt là ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc.